image banner
Lễ hội Rước kiệu Phủ Tía tri ân công đức Bà Triệu
Sáng ngày 15/3/2025 (tức ngày 16/2 năm Ất tỵ), tại Di tích lịch sử, văn hóa Phủ Tía nơi thờ Bà Triệu, xã Vân Sơn đã long trọng tổ chức rước kiệu để tri ân công đức của Bà Triệu và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

       Trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, lễ hội là một phần không thể thiếu, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của cộng đồng từ lâu đời, Lễ hội từ lâu đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang tính tâm linh và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cũng như bao Lễ hội khác, Lễ hội Phủ Tía xã Vân Sơn không đơn thuần là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, hơn hết, đây là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, cố kết cộng đồng, lịch sử làng xã gắn với công lao đóng góp của các bậc tiền nhân trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Đó là hành trang, là nguồn động lực để mỗi người dân đến đây luôn ý thức nỗ lực, phấn đấu, cống hiến sức mình xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh. Đến với lễ hội để cuộc sống được cân bằng, thăng hoa, tất cả cái hay, cái đẹp, cái tài giỏi, những giờ phút nghỉ ngơi được phát triển lên thành nghệ thuật.

       Lễ rước kiệu diễn ra từ 7 giờ 30 phút, ngay từ sáng sớm, các thôn, các bản hội đã đội mâm sơn trang, mâm lễ vật về hội tụ tại Phủ Tía nơi thờ Bà Triệu dưới chân núi Tía. Trong tiếng nhạc lễ âm vang, rực rỡ sắc màu của cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống, đoàn rước xuất phát từ Phủ Tía lên đỉnh núi. Đi đầu đoàn rước kiệu là là đoàn cầm cờ Tổ quốc, cờ hội đến mâm Sơn trang của các thôn, các bản hội, đội Bát âm, đội khiêng võng, đội cầm lọng, đội bát bửu, kiệu Đức ông, kiệu Bà Triệu cuối cùng là các đại biểu, nhân dân và du khách và về tham gia Lễ hội… Đoàn rước kiệu đã thực hiện nghi thức rước kiệu và dâng lễ vật trên đỉnh núi Tía, sau quay về Đền thờ Bà triệu thực hiện Nghi thức Tế lễ. Tham gia nghi thức tế lễ là các vị cao niên của làng Vân Cổn nơi phát tích, khởi nguồn của di tích.        

        Trong tiếng trống hội âm vang, tiếng nhạc sênh tiền uyển chuyển xen lẫn hương trầm ngào ngạt, các vị bô lão, Nhân dân và du khách thập phương với trang phục nghiêm trang, nét mặt đầy vui tươi, háo hức, phấn khởi theo đoàn rước kiệu đã tạo nên bầu không khí rộn rã, vui tươi, vừa linh thiêng mà rất đỗi gần gũi, đời thường, thể hiện rõ tính cộng đồng trong tín ngưỡng và rước kiệu đã có từ ngàn xưa, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng du khách thập phương. Sau phần tế lễ nhân dân, du khách thập phương đã được thưởng thức những tổ khúc dân ca ca ngợi công ơn Đảng, bác Hồ, quê hương, đất nước và những tiết mục diễn xướng hầu đồng nghệ thuật do các thôn trong xã thực hiện,

        Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghi lễ rước kiệu truyền thống được cộng đồng sáng tạo, duy trì, bảo tồn hàng nghìn năm nay đã trở thành bản sắc văn hoá dân gian tiêu biểu, tạo nên khối đại đoàn kết cộng đồng trong việc bảo tồn, tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG LỄ HỘI

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Anh-tin-bai

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
 
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

 

CC VH-XH
Tin mới
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement
Video
image advertisement
image advertisement