image banner
DI TÍCH LỊCH SỬ , VĂN HÓA CẤP TỈNH
Đền Thờ Bà Triệu – Phủ Tía xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

 

Anh-tin-bai

 

I. THÔNG TIN VỀ XÃ VÂN SƠN, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA

Vân Sơn là xã thuộc vùng bán sơn địa, là xã cửa ngõ phía tây của huyện Triệu Sơn, cách trung tâm kinh tế, chính trị huyện 3 km phía Tây – Nam, cách thành phố Thanh Hóa gần 20 km về phía tây (tính theo đường chim bay).

Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp xã An Nông

                    Phía Đông giáp xã Nông Trường

                    Phía Nam giáp xã Thái Hòa

                    Phía Tây giáp xã Xuân Du, huyện Như Thanh

Xã có tổng diện tích tự nhiên 1.554,69 ha; trong đó, đất nông nghiệp 808,21ha chiếm 51,98%; Đất phi nông nghiệp là: 638,3 ha chiếm 41,06%; Đất chưa sử dụng 108,18 ha chiếm 6,96%.

Về dân số: Toàn xã có 1.781 hộ, 6.218 nhân khẩu, số người trong độ tuổi lao động 3.418 người. Dân cư được phân bố thành 8 thôn, ngành nghề chính của nhân dân trong xã là sản xuất Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thương mại. Là xã gần với trung tâm kinh tế, chính trị của huyện, có đường Quốc lộ 47C và tuyến đường Nghi Sơn – Thọ Xuân chạy qua, có đường liên huyện DH7 nối đường quốc lộ 47C đi xã Xuân Du, huyện Như Thanh qua trung tâm xã thuận lợi cho việc giao thương giữa các vùng, miền và thu hút các công ty vào đầu tư.

Vân Sơn xưa kia thuộc huyện Nông Cống là một vùng đất cổ có tên từ thời Trần về trước (trước thế kỷ X là huyện Cư Phong rồi đổi thành Di Phong). Cuối thời Trần, Nông Cống là 1 trong 4 huyện của châu Cửu Chân. Đến đời vua Lê Thánh Tông (1460-1498), Nông Cống là 1 trong 3 huyện thuộc phủ Tĩnh Gia. Đầu thời Nguyễn dưới triều vua Gia Long ( 1802- 1820), huyện Nông Cống bao gồm 9 tổng, 215 thôn, xã. Địa bàn xã Vân Sơn ngày nay thuộc 2 tổng Cổ Đnh và Lai Triều. Tổng Cổ Đnh là 1 trong 3 tổng lớn nhất của huyện có 38 xã thôn (nay là các thôn thuộc các xã Tân Ninh, Thái Hòa, Nông Trường, An Nông, Minh Châu, Minh Dân và làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn). Tổng Lai Triều có 12 xã thôn (nay là các thôn thuộc các xã Minh Sơn, Hợp Thắng, Hợp Thành và làng Sơn Đương (Sơn Phú ngày nay) thuộc xã Vân Sơn).

  Theo các tài liệu lịch sử, vùng thung lũng núi Nưa nằm trên vành đai bao quanh đồng bằng Thanh Hóa từ rất sớm đã hình thành những tụ điểm dân cư. Căn cứ vào các truyền thuyết lưu truyền qua đời này sang đời khác, căn cứ vào việc phát hiện những dấu tích, hiện vật trên vùng đất này, có thể khẳng định rằng trong buổi đầu dựng nước thời vua Hùng, con người đã có mặt ở nhiều địa điểm vùng ven núi Nưa và sông Nhơm. Kẻ Nưa và Kẻ Mơ trên đất Triệu Sơn ngày nay là một trong những vùng tập trung dân cư từ rất sớm. Đến thế kỷ III, cuộc khởi nghĩa của người nữ anh hùng Triệu Thị Trinh đã lấy khu vực này làm căn cứ đầu tiên. Những dấu tích về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đến nay vẫn còn đậm nét trên vùng đất Ngàn Nưa.

Vân Sơn một vùng đất thuộc khu vực thung lũng núi Nưa chắc chắn cũng đã được con người khai phá từ rất sớm, nhất là những khu vực ven sông, gần nguồn nước để sinh sống, sự hình thành mỗi làng trong xã mang những nét riêng và quá trình đó diễn ra trong cả thời kỳ dài kể từ khi một vài gia đình hoặc dòng họ đến sinh sống, lập nghiệp cho đến lúc dân cư ngày càng đông đúc đề dần hình thành các ngõ xóm, các khu dân cư.

  Sau Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, đơn vị hành chính cấp tổng bị xóa bỏ. Lúc này, các làng thuộc xã Vân Sơn ngày nay thuộc xã Vĩnh Gia. Năm 1947 ba xã Hà Mơ, Bình Định và Vĩnh Gia nhập thành xã An Nông lớn  (gồm 14 làng của các xã Nông Trường, An Nông, Vân Sơn hiện nay). Tháng 12- 1953 xã Vân Sơn được thành lập gồm 3 làng Vân Cổn, Sơn Phú, Đạt Thành và xóm Hưng Thành của xã An Nông lớn tách ra. Từ tháng 2- 1965 xã Vân Sơn là một trong 13 xã của huyện Nông Cống được tách ra để nhập với 20 xã của huyện Thọ Xuân để thành lập huyện mới Triệu Sơn theo Quyết định số 177-CP ngày 16-12-1964 của Hội đồng Chính phủ, từ đó đến nay xã Vân Sơn trực thuộc sự quản lý và điều hành của huyện Triệu Sơn.

Anh-tin-bai

BẢN ĐỒ XÃ VÂN SƠN

II. KHÁI QUÁT  VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ

Vào năm 248, ở vùng đất Cửu Chân có người con gái lặn lội từ vùng núi Quan Yên (nay là huyện Yên Định) cùng với người anh của mình là Triệu Quốc Đạt vượt sông Chu đến vùng núi Nưa (thuộc Kẻ Nưa - Cổ Định, huyện Triệu Sơn) lau lách hoang sơ, địa hình hiểm trở lập căn cứ khởi nghĩa chống lại giặc Ngô xâm lược, làm Giao Châu một phen chấn động. Trong lịch sử dân tộc Việt, nữ tướng Triệu Thị Trinh - Bà Triệu vẫn mãi là biểu tượng cho tinh thần, khí chất, sự bất khuất, kiên trung của phụ nữ Việt trong những đêm dài nước ta bị Bắc thuộc.

Người con gái ấy, ngay từ thuở thiếu thời đã tỏ rõ tinh thần mạnh mẽ, bản lĩnh, chí khí hơn người. “Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi giặc Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người” - câu nói như một lời tuyên ngôn đanh thép, dõng dạc khiến hậu thế muôn đời cảm phục, ngưỡng mộ. Hình ảnh Nhụy Kiều tướng quân mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, dũng mãnh cưỡi voi trắng đi đầu chỉ huy quân sĩ chiến đấu, nhiều lần khiến quân địch kinh hồn bạt vía đã ghi tạc vào lịch sử dân tộc hình ảnh người phụ nữ Việt anh hùng, oai phong chẳng thua kém bất kỳ một đấng nam nhân nào.

Sau khi vào căn cứ núi Nưa luyện quân đánh giặc, cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu đã giành được nhiều thắng lợi, làm chấn động Giao Châu, là nỗi khiếp sợ của quân giặc. Trước sự lớn mạnh của nghĩa quân, triều Đông Ngô đã cử một đạo quân hùng mạnh gồm 8.000 quân sĩ, có cả chiến thuyền yểm trợ tiến vào nước ta để đối phó với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Sau nhiều tháng vây hãm với hơn 30 trận đánh lớn nhỏ, giặc Ngô vẫn không đánh bại được nghĩa quân. Cuối cùng quân Ngô đã dùng mưu kế thâm hiểm để đối phó nghĩa quân Bà Triệu, để giữ khí tiết anh hùng, Bà Triệu đã tuẫn tiết hy sinh trên đỉnh núi Tùng khi vừa mới 23 tuổi.

Mặc dù cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu không thành nhưng đây là mốc son đỉnh cao khẳng định sự nổi dậy mạnh mẽ của nhân dân ta ở thế kỷ thứ II thứ III, thúc đẩy ý chí quật cường cho nhân dân ta với quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược trong suốt thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc. Hình ảnh người nữ tướng Anh hùng Triệu Thị Trinh khi ra trận mặc giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi trắng ra trận và câu nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, làm cho trời yên biển lặng, cứu vớt dân lành, chứ đâu giống như người đời cúi đầu khom lưng làm tì thiếp cho người ta” đã trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược của nhân dân ta. Tinh thần dũng cảm, khí chất mạnh mẽ, bản lĩnh kiên cường của Bà Triệu mãi là một biểu tượng đẹp được hậu thế lưu truyền: “Muốn coi lên núi mà coi/ Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng”. Để tỏ lòng ngưỡng mộ, cảm phục, tri ân sâu sắc với công lao, đóng góp của Bà Triệu, khi Bà mất, cùng với nhân dân nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa,  từ xa xưa người dân nơi đây đã lập Đền thờ bà dưới chân Núi Tía dân gian thường gọi là Phủ Tía hay Phủ Tía lầu son thuộc làng Vân Cổn ngày nay để hương khói, phụng thờ Bà.

Núi Tía cao khoảng 30m, diện tích 29 nghìn mét vuông, trông xa như con Rùa cất cổ đi về phía Tây Bắc. Đây là nơi gắn liền với sự tích ông Tu Nưa gánh núi dọn đồng, hai đầu gánh rơi xuống thành núi Lễ Động và núi Tía, còn chiếc đòn gánh rơi xuống thành hồ Vực Bưu. Đứng trên đỉnh núi Tía nhìn về phía Tây Nam có một số cồn rộng lớn, mỗi khu đất rộng gắn liền các di tích bãi Voi, bãi tập trận, bãi trú quân từ thời Bà Triệu xây dựng căn cứ trên núi Nưa...

Anh-tin-baiNÚI TÍA LÀNG VÂN CỔN (ảnh chụp trước năm 1993)

Phủ Tía với diện tích vùng lõi 3.557m2 nằm trên cổ Rùa nhìn thẳng ra vùng đồi Xuân Tiên, giữa một vùng phong cảnh hữu tình. Trong phủ còn lưu giữ một số hiện vật cổ như: thánh vị, bát hương, hương án, tranh thờ... Phía sau đền có giếng nước, gọi là giếng Tiên hay giếng mắt rồng. Xưa kia nước giếng quanh năm trong mát, gặp năm hạn hán nguồn nước cũng không bao giờ cạn, nhân dân trong vùng đều đến giếng để lấy nước ăn.

 
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

HIỆN VẬT CỦA DI TÍCH

 

Anh-tin-bai

 

Anh-tin-bai

TRANH THỜ CÒN LƯU GIỮ TẠI DI TÍCH

 

Anh-tin-bai

 

Anh-tin-bai

GIẾNG TIÊN (GIẾNG MẮT RỒNG) TẠI DI TÍCH

 

III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DI TÍCH

Vân Sơn là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa của xứ Thanh, vùng đất “Địa linh Nhân kiệt”. Nơi đây còn lưu giữ chứng tích của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống giặc Ngô xâm lược vào năm 248, là tiền đồn của căn cứ khởi nghĩa chính Núi Nưa, Để tưởng nhớ công ơn của người anh hùng dân tộc, nhân dân Vân Sơn đã lập phủ thờ Bà dưới chân núi Tía

Phủ Tía tọa lạc dưới chân núi Tía thuộc làng Vân Cổn, xã Vân Sơn (Triệu Sơn), phía Nam, phía tây của Di tích có dãy Ngàn nưa, phía đông có sông Nhơm (hay còn gọi là sông Lê, sông Lãng Giang) bao bọc. Cùng với núi Nưa, núi Tía được biết đến là một trong những nơi ghi dấu ấn đậm nét về cuộc đời vẻ vang, anh hùng của Bà Triệu. Tương truyền, khi vượt sông Chu đến vùng núi Nưa xây dựng căn cứ, dấy binh khởi nghĩa chống giặc Ngô, Bà Triệu có đến đất làng Vân Cổn (xã Vân Sơn, Triệu Sơn ngày nay). Tại đây, nghĩa quân đã dừng lại nghỉ ngơi dưới chân ngọn núi Tía, quan sát thấy địa thế thuận lợi, Bà Triệu đã cho lập tiền đồn tại đây nhằm kiểm soát mọi hoạt động trước khi vào khu căn cứ chính tại núi Nưa. Vì vậy, để tưởng nhớ công đức của Bà Triệu, sau khi bà mất, Nhân dân trong vùng đã xây dựng Phủ thờ, thành kính chăm lo việc khói hương. Trong các triều đại đều có sắc phong. Phủ Tía xưa có 36 đạo sắc phong, có nhiều lần được phong "Thượng Đẳng Tối Linh Thần". Được biết, ngoài phủ thờ Bà Triệu, trên núi Tía còn có nơi thờ Triệu Quốc Đạt - anh trai của bà.

Phủ Tía đã trải qua bao thăng trầm và biến cố của lịch sử, dấu tích xưa chỉ còn trong tâm trí của những người dân nơi đây, nhưng phong cách kiến trúc vẫn còn, lúc cung điện nguy nga, lúc tranh, tre, nứa, lá nhưng Phủ Tía bao giờ cũng được xây dựng theo hình chữ Cao:

- Hậu cung hai gian dọc

- Chính tẩm ba gian ngang rộng,

- Hai bên hai dãy nhà nhỏ gọi là dải vũ

Cho dù trải qua biến thiên của thời gian, thăng trầm của lịch sử, Đền, phủ xưa không còn, song, những truyền thuyết, huyền thoại gắn với công lao của Bà Triệu vẫn mãi là khúc ca đẹp được người dân nơi đây truyền tụng, ca ngợi cho đến ngày nay. Mặc dù nơi đây chỉ còn lại dấu vết xưa cũ, nhưng  hàng ngày vẫn rất đông người dân nơi đây và nhân dân khắp nơi về đây lễ tạ trên nền đất cũ cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái, dân an, ấm no, hạnh phúc. Trước những năm 80 của thế kỷ trước do điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng với sự tôn kính người có công với nước, người dân đã góp công, góp sức dựng 3 gian nhà tranh trên nền đất cũ của Di tích để hương khói phụng thờ và cũng là nơi để dân các nơi đến dâng hương lễ tạ, hàng năm vẫn tổ chức lễ hội rước kiệu để tưởng nhớ người có công với nước và phát huy, bảo tồn những giá trị lịch sử, giá trị tinh thần của ngàn đời lưu truyền cho hậu thế mai sau.

 

Anh-tin-bai

 NỀN ĐẤT CŨ- DẤU TÍCH XƯA CỦA DI TÍCH 

 

Anh-tin-bai

BA GIAN NHÀ TRANH DỰNG TẠM ĐỂ HƯƠNG KHÓI PHỤNG THỜ

Đất nước ta trải qua bao thăng trầm biến cố, Phủ Tía cũng thăng trầm theo thời gian của lịch sử, nhưng dù có biến cố thay đổi như thế nào đi chăng nữa thì cán bộ và nhân dân xã Vân Sơn vẫn giữ gìn được nét đẹp văn hóa tâm linh bởi vậy Phủ Tía luôn được trân trọng bảo tồn. Sau khi được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh, với lòng tôn kính tổ tiên và hướng về cội nguồn  nhân dân xã Vân Sơn và nhân dân khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc đã đóng góp tiền của, công sức để trùng tu, tôn tạo Di tích,  tuy không được nguyên mẫu như xưa nhưng cũng đủ bề thế để nhân dân và du khách về dâng hương tưởng nhớ người nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và các bậc tiền nhân đã có công với nước, xây dựng nơi đây thành điểm du lịch văn hóa tâm linh.

Anh-tin-bai

ĐỀN THỜ BÀ TRIỆU

 

Anh-tin-baiTƯỢNG BÀ TRIỆU THỜ TRONG DI TÍCH

 

Anh-tin-bai

BAN THỜ HỘI ĐỒNG CÁC QUAN TRONG ĐỀN THỜ BÀ TRIỆU

 

Trong quần thể Di tích Phủ Tía ngoài Đền thờ Bà Triệu còn có Đền trình trước khi vào Di tích, Đền thờ Mẫu, Đền thờ Cô chín giếng, cô Chiến thượng ngàn, Ban thờ Mẫu Cữu lộ thiên, lầu Cô, lầu Cậu, lầu Cô Chín.

 

Anh-tin-bai

ĐỀN TRÌNH TRƯỚC KHI VÀO DI TÍCH

 

Anh-tin-bai

ĐỀN THỜ MẪU

 

Anh-tin-bai

BAN THỜ HỘI ĐỒNG CÁC QUAN TRONG ĐỀN THỜ MẪU

 

Anh-tin-bai

BAN THỜ MẪU TRONG ĐỀN THỜ MẪU

 

Anh-tin-bai

BAN THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN TRONG ĐỀN THỜ MẪU

 

Anh-tin-bai

 BAN THỜ BÀ CHÚA THƯỢNG NGÀN TRONG ĐỀN THỜ MẪU

 

Anh-tin-bai

BAN THỜ MẪU CỮU LỘ THIÊN, LẦU CÔ, LẦU CẬU

 

Anh-tin-bai

LẦU CÔ CHÍN

 

Anh-tin-bai

ĐỀN THỜ CÔ CHÍN GIẾNG

 

Anh-tin-bai

GIẾNG NƯỚC (GIẾNG MẮT RỒNG) ĐÃ ĐƯỢC KHÔI PHỤC LẠI

 

Anh-tin-bai

ĐỀN THỜ CÔ CHÍN THƯỢNG NGÀN TRÊN NÚI TÍA

 

Anh-tin-bai

QUANG CẢNH QUẦN THDI TÍCH SAU KHI ĐƯỢC PHỤC DỰNG

 

Phủ Tía nằm dưới chân núi Tía sát tả ngạn sông nhà Lê (xưa kia còn có tên là Lãng giang) nếu du khách đi từ Thành phố Thanh Hóa đi theo đường Thanh Hóa Thị trấn Triệu Sơn. Đến Ngã tư Thị trấn Triệu Sơn du khách rẽ trái theo đường Quốc lộ 47C đi cầu Quan (Nông Cống) khoảng 3 km gặp ngã 4 rẽ phải theo đường DH7 hướng đi UBND xã Vân Sơn. Từ đầu đường vượt qua cầu Phà bắc qua sông sông nhà Lê khoảng 1.000m) gần đến chợ Cầu Đất rẽ tay trái đi thêm 300m nữa là đến Phủ Tía.

Anh-tin-baiĐƯỜNG ĐI TỪ QUỐC LỘ 47C VÀO PHỦ TÍA

 

Nếu du khách đi từ Thành phố Thanh Hóa theo đường Nghi Sơn – Thọ Xuân đi Cảng hàng không Thọ Xuân, du khách qua cầu Núi Tía rẽ phải men theo chân núi Tía khoản 150m là đến Phủ Tía.

 

Anh-tin-bai

ĐƯỜNG ĐI TỪ ĐƯỜNG NGHI SƠN – THỌ XUÂN VÀO PHỦ TÍA

 

Anh-tin-bai

DI TÍCH PHỦ TÍA NHÌN TỪ TRÊN CAO XUỐNG

 

Anh-tin-bai

SƠ ĐỒ KHU DI TÍCH

 

Đến với Di tích lịch sử, văn hóa thờ Bà Triệu – Phủ Tía xã Vân Sơn – huyện Triệu Sơn – tỉnh Thanh Hóa là đến một nơi rất thiêng liêng, con người quanh năm làm lụng vất vã, chắt chiu, tằn tiện, có người giàu, kẻ nghèo; người sang kẻ hèn, khi đến với nơi đây thì mọi người đều bình đẳng, không có sự phân biệt cao, thấp, địa vị sang, hèn, không phân biệt lễ to hay nhỏ, đến với nơi đây là đến với cuộc sống thăng hoa, rũ sạch mọi tất bật, lo toan của cuộc sống đời thường để sống một cuộc sống khác, đó là sống không có lo toan, vướng bận với cơm, áo, gạo, tiền, với áp lực trong cuộc sống….. con người sẽ sống một cuộc sống hướng thiện, đề cao tinh thần đoàn kết cộng đồng và hưởng thụ các giá trị văn hóa và tâm linh. Phủ Tía không đơn thuần là địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh, hơn hết, đây là nơi giáo dục, lan tỏa nét đẹp truyền thống, cố kết cộng đồng, lịch sử làng, xã gắn với công lao, đóng góp của các bậc tiền nhân trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Đó là hành trang, là nguồn động lực để mỗi người dân đến đây luôn ý thức nỗ lực, phấn đấu, cống hiến sức mình xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh.

 

Anh-tin-bai
Tin mới
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement
Video
image advertisement
image advertisement