image banner
Viêm gan virus: phân loại, triệu chứng, cách phòng bệnh và chăm sóc người bệnh viêm gan virus tại nhà
Viêm gan virus là bệnh do virus gây ra và là bệnh truyền nhiễm. Hầu như người mắc bệnh chỉ phát hiện ra khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng vì trong giai đoạn đầu viêm gan không có triệu chứng rõ ràng. Có 6 loại virus gây viêm gan là A, B, C, D, E, G. Mỗi loại có tính chất và khả năng gây bệnh khác nhau nên triệu chứng và phương pháp phòng bệnh cũng khá đa dạng.
           Viêm gan do virus là tình trạng lá gan bị virus xâm nhập và tấn công khiến cho các tế bào gan bị viêm và tổn thương. Viêm gan virus có thể phá vỡ quá trình thải độc, lưu trữ vitamin và sản xuất hormone của gan. Biến chứng của viêm gan là suy gan, xơ gan, ung thư gan…để đảm bảo sức khỏe sâu đây là cách phân loại, triệu chứng, cách phòng bệnh và chăm sóc người bệnh viêm gan virus tại nhà
img_20210726_154951.jpg
        1. Các loại viêm gan virus gây nên

- Viêm gan A

Từ năm 1973 virus viêm gan A được phát hiện, Virus này lây qua đường ăn uống do thực phẩm và nguồn nước bị ô nhiễm. Hiện nay đã có vaccine phòng viêm gan A. Bệnh viêm gan A lành tính, không chuyển thành mạn tính và có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng lại có thể bị tái nhiễm. 

1200x628-viem-gan-a-1200x628.jpg

- Viêm gan B

Virus viêm gan B có cấu trúc rất nhỏ, khi nhiễm virus này gan của bệnh nhân sẽ sưng lên, có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Viêm gan B trở thành mạn tính dẫn đến các biến chứng như sẹo gan, xơ gan, ung thư biểu mô tế bào gan. Cách đây 20 năm đã có vaccine phòng bệnh, hiệu quả phòng ngừa lên tới 95%. Cho tới nay vẫn chưa có cách nào để chữa khỏi viêm gan B hoàn toàn.

20200328_viem-gan-b-trieu-chung.jpg

- Viêm gan C

Virus viêm gan C được tìm thấy từ năm 1989 với sự đa dạng về gen nhưng cho đến nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh này bởi chưa có hệ thông nuôi cấy tế bào phù hợp và đa dạng của kiểu gen. Dù đã được điều trị khỏi nhưng cơ thể vẫn có thể bị tái nhiễm viêm gan C. Và có tới hơn 80% số người mắc bệnh bị viêm gan C mạn tính.

20190827_091119_230837_viem-gan-c.max-800x800.jpg

- Viêm gan D

Đây là một virus không hoàn chỉnh (chỉ có phần nhân không có phần vỏ) được phát hiện năm 1977. Vì vậy nó không thể độc lập gây bệnh mà phải đồng nhiễm hoặc bội nhiễm với viêm gan B mới có khả năng gây bệnh. Hiện nay đã có vaccine phòng viêm gan D.

Screenshot (210).png

- Viêm gan E

Diễn biến lành tính, chữa được khỏi hoàn toàn và không bị tái nhiễm. Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm viêm gan E thì có nguy cơ cao trở thành viêm gan ác tính và tỷ lệ tử vong cao. Virus viêm gan E được tìm thấy từ năm 1991, đến nay chưa có vaccine tiêm phòng ở nước ta.

viem-gan-E.jpg

- Viêm gan G

25% thành phần của viêm gan G giống với viêm gan C nhưng vai trò bệnh chưa rõ ràng. Hơn 70% người mắc bệnh này không có biểu hiện lâm sàng.

2. Triệu chứng của bệnh viêm gan do virus

Viêm gan do virus có nhiều triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào loại virus gây bệnh và mức độ nặng nhẹ của tình trạng bệnh. Một số triệu chứng chung của bệnh viêm gan virus bao gồm:

- Mệt mỏi, suy nhược: Đây là triệu chứng phổ biến nhất và có thể kéo dài trong nhiều tuần;

- Sốt nhẹ và đau nhức cơ bắp, khớp xương: Sốt thường không cao, chỉ ở mức 37.5 – 38 độ C nhưng sốt âm ỉ kéo dài;

- Đau hạ sườn phải: Các triệu chứng này xuất hiện do tình trạng viêm gan khiến gan bị tăng áp, tích nước, gây căng tức vùng hạ sườn phải (vị trí của gan);

- Giảm cân không rõ nguyên nhân: Do chức năng gan kém, khả năng chuyển hóa năng lượng và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể cũng giảm theo;

- Rối loạn tiêu hóa: Gan bị viêm nên hạn chế sản xuất mật để phân giải chất béo trong ruột, từ đó gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn trớ, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón;

- Tiểu vài lần, tiểu ít: Thường xuất hiện do gan không sản xuất đủ mật và hạn chế khả năng hấp thụ nước của ruột;

- Vàng da và mắt: Da và mắt bị vàng là dấu hiệu cho thấy gan không thể đào thải bilirubin – một chế phẩm sinh học màu vàng sẫm do gan tiết ra sau khi phân giải tế bào hồng cầu trong máu;

- Nước tiểu vàng sẫm, phân nhạt màu: Thông thường, bilirubin thường được gan thải qua phân. Tuy nhiên, khi gan bị virus tấn công, trở nên suy yếu và có thể thải bilirubin qua đường niệu quản, khiến nước tiểu trở nên vàng sẫm, còn phân thì nhạt màu (bạc xám);

- Đau đầu, chóng mặt: Đây là triệu chứng không đặc trưng nhưng cũng có thể xuất hiện khi gan bị suy nhược ở mức độ nặng, khiến não bị sa sút trí lực, hay nhầm lẫn, mất phương hướng.

Benh-Viem-Gan-01.jpg

Lưu ý: nhiều trường hợp viêm gan virus có thể không có triệu chứng rõ rệt hoặc chỉ mắc phải những triệu chứng rất nhẹ nên dễ bị người bệnh bỏ qua, nhất là Viêm gan siêu vi C – một bệnh lý thường không có triệu chứng đặc hiệu. Do đó, hãy thường xuyên khám tổng quát chức năng gan định kỳ để kịp thời nhận biết sự tồn tại của các loại virus gây viêm gan tiềm ẩn trong màu.

3. Đường lây của Viêm gan virus

Viêm gan virus là do virus xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương và làm suy giảm chức năng gan. Vì vậy, viêm gan virus là bệnh lây nhiễm có tốc độ lây truyền từ người bệnh sang người khoẻ mạnh nhanh chóng nếu không được phòng ngừa và kiểm soát kịp thời.

Có rất nhiều đường lây nhiễm như: truyền từ mẹ sang con, đường máu, đường tiêu hoá, đường tình dục…

4. Biện pháp phòng ngừa viêm gan virus 

- Tiêm chủng vắc-xin: Tiêm phòng vắc-xin ngừa Viêm gan siêu vi A và B giúp bảo vệ cơ thể hiệu quả khỏi hai loại viêm gan nguy hiểm này. Trong khi đó, y học hiện chưa có vắc xin cho HCV, HDV, HEV và HGV.

- Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi sử dụng nhà vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thực phẩm để ngừa virus viêm gan A và E.

- Hạn chế tiếp xúc với máu và dịch nhầy cơ thể: Tránh chia sẻ đồ cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kim tiêm và dụng cụ châm cứu. Tốt nhất, hãy luôn sử dụng đồ bảo hộ cá nhân khi tiếp xúc với chất thải y tế hoặc những nguồn nghi ngờ có người bị nhiễm.

- Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su và tuyệt đối không quan hệ tình dục với nhiều người khi chưa hiểu rõ tiền sử bệnh lý của đối tác.

- Kiểm soát dinh dưỡng: Uống nước sạch đã được xử lý đúng quy trình. Đồng thời, bạn chỉ nên tiêu thụ thực phẩm nuôi trồng đạt chuẩn an toàn thực phẩm, chẳng hạn như tiêu chuẩn Organic (hữu cơ) hoặc chuẩn Vietgap.

- Tránh tiếp xúc với động vật hoang dã: Một số loại virus viêm gan, như HEV, có thể lây nhiễm từ động vật hoang dã. Do đó, bạn nên hạn chế tiếp xúc và không ăn thịt của động vật hoang dã khi chưa rõ nguồn gốc.

- Chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ: Các bà mẹ mang thai nên tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ, điều trị viêm gan nếu cần để giảm nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi.

- Du lịch an toàn: Khi đi du lịch, đặc biệt đến các khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm viêm gan, hãy tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, như tiêm chủng vắc-xin viêm gan trước đó ít nhất 2 tuần, ăn uống hợp vệ sinh và sử dụng nước sạch để đảm bảo an toàn tối đa.

Một trong những cách giúp phòng ngừa bệnh viêm gan virus hiệu quả nhất chính là tích cực tuyên truyền và vận động để nâng cao nhận thức trong cộng đồng về bệnh viêm gan virus, từ đó góp phần làm giảm thiểu tối đa các nguy cơ lây nhiễm.

5. Chăm sóc người bệnh viêm gan virus tại nhà

Phần lớn thời gian điều trị bệnh viêm gan virus đều diễn ra tại nhà. Do đó, để nhanh chóng khỏi bệnh bệnh, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng sau:

- Đảm bảo dinh dưỡng: Cần ưu tiên ăn thực phẩm giàu protein (thịt nạc, trứng, sữa,…), giàu omega-3 (quả bơ, các loại hạt, đậu, cá hồi, cá ngừ, cá thu,…), giàu chất xơ và vitamin (rau lá xanh, củ và quả). Đồng thời, người bệnh nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo bão hòa, nhiều muối và đường (bánh kẹo ngọt, nước giải khát có đường,…).

- Tránh uống rượu bia: Rượu, bia là tác nhân kích thích viêm gan nặng hơn. Bệnh nhân viêm gan nên tuyệt đối tránh xa rượu bia.

- Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường lưu lượng máu đến gan, hỗ trợ giảm mỡ, kháng viêm và tạo điều kiện tối ưu cho gan phục hồi nhanh chóng.

- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Uống thuốc đúng liều, đúng cữ và đúng thời gian chỉ định. Trong mọi tình huống, bạn không nên tự ý thay đổi liều thuốc, kết hợp thuốc với thực phẩm chức năng hay uống bù thuốc cho những cữ lỡ quên mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi lẽ, việc dung nạp thuốc sai cách có thể gây ngộ độc và hoại tử gan.

- Nghỉ ngơi đầy đủ: Ngủ đủ giấc giúp hệ thống nội tiết tố cân bằng, hỗ trợ gan thải độc, giảm tải gánh nặng chuyển hóa quá mức lên gan, từ đó góp phần điều trị bệnh viêm gan virus hiệu quả.

- Liên tục theo dõi sức khỏe: Những người đã mắc viêm gan nên tuân thủ lịch trình tái khám định kỳ để ngăn ngừa biến chứng và nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

 
Tin mới
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement
Video
image advertisement
image advertisement